Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Ngân hàng bất ngờ giảm mạnh giá USD

Giá USD giảm từ 50 đến 80 đồng so với hôm qua– mức giảm cực mạnh. Giá vàng hôm nay cũng đi xuống và để tuột mốc 42 triệu đồng/lượng. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                         <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Theo xu hướng của thị trường vàng thế giới sáng nay, giá vàng trong nước đang ở xu hướng đi xuống và rời xa mốc 42 triệu đồng/lượng.
Lúc 9h30, giá vàng SJC do công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở mức 41,72 – 41,92 triệu đồng/lượng, giảm 60 nghìn đồng so với cuối giờ chiều hôm qua. Vàng SJC của tập đoàn Doji trong khi đó mua vào bán ra tại 41,81 – 41,91 triệu đồng/lượng, thấp hơn hôm qua 80 nghìn đồng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng sáng nay đi xuống sau khi tăng nhẹ trong phiên hôm qua bởi nhà đầu tư lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu ngày càng trầm trọng dù Tây Ban Nha đã được cứu trợ. Hiện vàng giao ngay ở quanh 1.593 USD/ounce, so với mức 1.596,1 USD/ounce chốt phiên 11/6 tại New York.
Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố áp dụng cho ngày 12/6 vẫn là 20.828 đồng, không đổi suốt từ đầu năm. Tỷ giá trần cho các NHTM là 21.036 đồng. Các ngân hàng thương mại trong khi đó bất ngờ hạ mạnh giá bán USD so với ngày hôm qua. Hiện Vietcombank niêm yết giá mua vào bán ra tại 20.890 – 20.960 đồng/USD, thấp hơn hôm qua 50 đồng.
Tỷ giá của BIDV còn 20.880 – 20.960 đồng, giảm tới 70 đồng so với hôm qua. Eximbank đang niêm yết giá USD tại 20.880 – 20.950 đồng, giảm 80 đồng mua vào và 50 đồng bán ra.
Ngoài thị trường tự do, giá mua bán USD tại các điểm thu đổi ngoại tệ được phép sáng nay cũng giảm mạnh, còn 20.910 - 20.960 đồng, thấp hơn hôm qua 40 - 60 đồng.
Có rất nhiều lý do được thị trường đưa ra lý giải việc giá USD tăng mạnh trong thời gian qua, như nhu cầu ngoại tệ nhập xăng dầu, nhu cầu cân bằng ngoại tệ của các ngân hàng, lãi suất VND xuống thấp làm tăng nhu cầu USD của doanh nghiệp để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất...Tuy nhiên, phía các ngân hàng lại cho rằng không có gì đáng lo ngại và đó chỉ là "cơn sốt thoảng qua". Việc giảm mạnh giá USD hôm nay, về ngang mức của giữa tuần trước, dường như đã minh chứng cho điều đó.
Ngoài ra, một số ý kiến trong đó có lời của phó Thống đốc NHNN rằng, "lãi suất VND từ nay đến cuối năm sẽ không giảm thêm nữa  mà giữ ở mức 9%, nên việc trông chờ lãi suất hạ thêm để đầu tư vào ngoại tệ là sai lầm", cũng phần nào tác động làm giảm nhu cầu USD.
Ngân hàng Habubank

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Ngân hàng vẫn 'đi đêm' lãi suất

Sau khi trần lãi suất về 12%, trên thị trường, các ngân hàng tiếp tục "đi đêm" với khách gửi tiền, với mức lãi vượt trần từ 2 đến 4% một năm. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
 
Ngân hàng Nhà nước, trong báo cáo quý I/2012 cho biết, thanh khoản các ngân hàng đều cải thiện. Đây là một trong những tiền đề để trong vòng 1 tháng, trần lãi suất huy động được điều chỉnh 2 lần, mỗi lần giảm 1%. Tuy nhiên, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cho biết, trên thị trường, vẫn có một số ngân hàng huy động với lãi suất 16 - 17% một năm. Theo ông, không chỉ tại các ngân hàng nhỏ, nhiều đơn vị lớn cũng áp dụng lãi suất cao cho số tiền từ vài trăm triệu đồng trở lên của khách hàng cá nhân.
Nhân viên một ngân hàng tại phố Trần Khát Chân (Hà Nội) cho biết đơn vị này đang áp dụng lãi suất tiền gửi cao hơn 12% cho số tiền từ 200 triệu đồng trở lên. Anh này khẳng định, có thể thỏa thuận được lãi suất bằng VND cho người quen, với mức nới lên là 14% một năm, cho số tiền từ 200 triệu đồng.
Cán bộ tín dụng một ngân hàng tại quận Thanh Xuân cũng nói, sẽ cho khách quen gửi trên 100 triệu đồng hưởng lãi suất cao hơn trần quy định 3%. Còn tại một nhà băng được tăng trưởng tín dụng 15%, nhân viên cho hay lãi suất tiết kiệm cao nhất đang là 16% một năm với số tiền từ nửa tỷ đồng trở lên. Từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, lãi thấp hơn khoảng 1 - 2%. Trong sổ tiết kiệm của khách hàng, lãi suất vẫn ghi 12% một năm. Còn lãi ngoài được thanh toán bằng tiền mặt với khách khi ký sổ. Không bình luận về việc các ngân hàng "đi đêm" lãi suất, song nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho biết, khi trần lãi suất về 12% một năm, vẫn có những đơn vị huy động với mức chênh cả 3 - 4% so với mức trần.
Ông dự đoán, hiện tượng lách trần lãi suất như trên, chỉ xảy ra ở các ngân hàng yếu kém, mất thanh khoản bởi không vay được vốn trên thị trường 2 vì thiếu tín nhiệm. Còn với thị trường 1 là dân cư, người gửi cũng không còn niềm tin. Do đó, muốn tồn tại và tiếp tục phát triển tín dụng, ngân hàng bắt buộc phải lách trần lãi suất.
Ông Kiêm cho rằng, nếu không kiểm soát cẩn thận lạm phát mà để lãi suất chỉ giảm trên danh nghĩa, thì sớm muộn các ngân hàng lại tăng lãi suất huy động trở lại. Ông nhận định, thời điểm này, khi CPI tăng thấp, việc đưa trần lãi suất về 12% là hợp lý. Song khi các ngân hàng không huy động được bằng lãi suất 12%, để cạnh tranh, sẽ có đơn vị đẩy lãi suất lên cao.
Về quan điểm cho rằng muốn ổn định thị trường và chấm dứt tình trạng lách trần lãi suất, nên đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các ngân hàng, nhiều chuyên gia nhận định, cần cẩn trọng và có chuẩn bị kỹ. "Phải có phân tích cụ thể. Nếu ngân hàng nào có khả năng mất thanh khoản thì cân nhắc dừng hoạt động. Còn vẫn trụ được thì bơm tiếp vốn thông qua thị trường hai để họ không huy động vô lối trên thị trường một nữa", nguyên Thống đốc Cao Sĩ Kiêm bày tỏ.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cho biết, hiện nay, trong hệ thống ngân hàng có sự phân hóa khá rõ nét. Khi thanh khoản không còn căng, hầu hết các nhà băng lớn không nhảy ra thị trường 1 để "xâu xé" vốn như trước mà cạnh tranh nhau bằng chất lượng dịch vụ. Mặt khác, ông cho biết, người dân gửi tiền cũng đã biết được sức khỏe của các nhà băng, nên ngay cả khi huy động lãi suất cao, những đơn vị kia chưa chắc đã thu hút được vốn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, khi lý giải về hiện tượng ngân hàng vượt trần lãi suất, lại nói rằng, trần lãi suất chỉ là một biện pháp hành chính, áp đặt. Mà đã là áp đặt, sẽ có người muốn lách qua. Do đó, mục tiêu trước mắt là phải có đủ chế tài mạnh để biện pháp hành chính phát huy tác dụng, ông nói. Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, và vẫn khuyến khích các nhà băng tự giám sát nhau.
Ngân hàng Habubank 

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Sự Phát Triển Mạnh Mẽ Của Ngân Hàng Habubank

Ngân Hàng Habubank


Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...
ngân hàng habubank-3
 

Thành lập năm 1989, Habubank là một trong những NHTMCP ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian cũng chưa hẳn đã nói lên được điều gì nếu như hình ảnh của một ngân hàng không được tạo dựng trên cơ sở những giá trị bền vững. Với phương châm hành động “Giá trị tích lũy niềm tin”, Habubank đã chọn một lối đi riêng: không ồn ào mà ấn tượng, không nôn nóng mà linh hoạt, không vội vàng mà hiệu quả.
Từ một ngân hàng có số vốn điều lệ ban đầu vẻn vẹn 5 tỷ đồng, 21 năm qua, con số này tăng gấp 600 lần. Đến tháng 12/2009 ngân hàng Habubank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và tháng 8/2010 vừa qua, Habubank đã phát hành thành công 1.050 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để sang năm 2011, khi toàn bộ số lượng trái phiếu này chuyển thành cổ phiếu, vốn điều lệ của Habubank tăng tối thiểu lên 4.050 tỷ đồng. Như vậy, Habubank nằm trong số những NHTM đi đầu trong việc thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu tăng vốn điều lệ lên tối thiểu là 3.000 tỷ đồng trong năm 2010.
Nền tảng tài chính vững vàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Habubank thực hiện chiến lược phát triển dựa trên quan điểm cân bằng giữa rủi ro với lợi nhuận nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao và phát triển bền vững. Nhờ vậy, Habubank luôn nằm trong Top 5 NHTMCP có tỷ suất lợi nhuận cao nhất và là một trong số các ngân hàng mang lại hiệu quả đầu tư thành công nhất cho các nhà đầu tư trong chu kỳ 5 năm, 2005-2009. Đây cũng là giai đoạn phát triển đầy bứt phá của Habubank với lợi nhuận sau thuế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 64%/năm. Theo bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank, đến hết tháng 10/2010, ngân hàng này đã đạt lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng trong khi kế hoạch lợi nhuận cả năm là 600 tỷ đồng. Có thể coi đây là một kết quả ấn tượng mà Habubank đạt được trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam trong năm nay diễn biến phức tạp và rủi ro hơn với chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh con số lợi nhuận ấn tượng, Habubank cũng nằm trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Habubank là 2,24%, tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 11%. Và mục tiêu Habubank đặt ra cho năm 2011 là kiểm soát chặt tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên mức 9,5%.