Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Hy Lạp, Tây Ban Nha gồng mình trước sức ép nợ

Chính phủ Hy Lạp và ba nhà tài trợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa đạt được thỏa thuận về khoản cắt giảm thêm 11,6 tỷ euro trong ngân sách của Athens trong hai năm tới.


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 



Khoản tiền kể trên tương đương với 5,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hy Lạp và đây là điều kiện then chốt để Hy Lạp tiếp tục nhận được viện trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế. 
Athens và các nhà tài trợ đạt được đồng thuận vào ngày 26/7, khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso hội kiến Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras. Câu hỏi đặt ra là với một tỷ lệ tăng trưởng âm trong năm quý liên tiếp, chính phủ nước này sẽ làm thế nào để thực hiện yêu cầu trên.
Theo các nhà quan sát, có thể Hy Lạp sẽ một lần nữa cắt giảm lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội. Sau nhiều kế hoạch khắc khổ, liên tục được áp dụng từ năm 2010 đến nay, tiền lương và tiền hưu trí của người dân Hy Lạp bị giảm 30%. Báo chí Hy Lạp tiết lộ, chính quyền sẽ giảm từ 5 đến 10% lương hưu đối với những thành phần có thu nhập trên 1.000 euro/tháng.
Các chỉ số kinh tế của Tây Ban Nha đã khiến lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này lên tới 7,6% trong phiên giao dịch ngày 22/7, mức cao kỷ lục từ khi hình thành khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Điều này có nghĩa là các thị trường tài chính quốc tế đang ngày càng lưỡng lự không muốn cho Tây Ban Nha vay tiền để trang trải nợ nần.
Viễn cảnh Madrid bị cấm cửa đi vay như Athens hay Lisbon không còn là xa nữa. Đến khi đó, Eurozone buộc phải rút "hầu bao" chung ra để hỗ trợ thành viên này. Trong khi đó, các nước châu Âu thì không còn có đủ khả năng để trợ giúp nhau. Hệ quả là liên minh tiền tệ này tiếp tục bị cuốn vào cái vòng luẩn quẩn nợ nần. Nợ công của Tây Ban Nha đã lên tới gần 800 tỷ euro, tức là cao hơn cả ba nước đang được khối này trợ giúp, nếu đổ hết tiền vào cứu Tây Ban Nha thì Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (FESF) sẽ cạn kiệt. Tóm lại, giải pháp cho khủng hoảng Tây Ban Nha về mặt chính sách cũng như tài chính có vẻ vẫn còn quá xa vời và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) còn đang đắn đo chưa biết sẽ can thiệp tới đâu.

Tuy nhiên, ngày 27/7, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tuyên bố rằng ECB sẵn sàng làm mọi việc nhằm bảo vệ Eurozone vì sự tồn tại của đồng euro là "không thể thay đổi được," đồng thời khẳng định thể chế tài chính lớn nhất châu Âu này sẽ giữ cho nợ công của các quốc gia Eurozone nằm trong vòng kiểm soát khi vấn đề này cản trở việc ấn định lãi suất thích hợp.
Động thái mới của ông Draghi ngay lập tức đã tác động đến thị trường tiền tệ, với lãi suất vay mượn của các quốc gia đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ như Tây Ban Nha sụt xuống dưới 7% và Italy xuống chỉ còn hơn 6%.
Theo  TTXVN

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Thống đốc NHNN: Thông tin ngân hàng nắm lượng lớn bất động sản là chưa chính xác

 
Đến 31/3/2012, tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý trên bảng cân đối tài khoản kế toán của hệ thống các tổ chức tín dụng là 1.787,9 tỷ đồng.

                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Trong văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Dương Quang Sơn - đoàn Bắc Kạn về việc liệu có tình trạng một số ngân hàng thương mại nhà nước đang nắm một lớn bất động sản rất lớn, mà chủ yếu là do thu nợ của các chủ đầu tư dự án và một phần do chính sách tiền tệ gây ra hay không, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định "Thông tin về việc các ngân hàng thương mại đang nắm giữ một khối lượng bất động sản lớn là chưa chính xác"

Thống đốc dẫn số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nước cho hay, đến 31/3/2012, tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý trên bảng cân đối tài khoản kế toán của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam là 1.787,9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong điều kiện các doanh nghiệp đang gặp khó khăn như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, đánh giá lại hoạt động của các doanh nghiệp để có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, không đặt nặng vấn đề xử lý tài sản bản đảm để thu hồi nợ bằng bất cứ giá nào.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước hiện không hạn chế tín dụng đối với một số khoản cho vay bất động sản như xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở; xây dựng, sửa chữa và mua nhà để bán, cho thuê; xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị....

Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập công ty quản lý tài sản thuộc Ngân hàng Nhà nước với nhiệm vụ chính là mua bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng, khách hàng của tổ chức tín dụng; Cơ cấu lại nợ tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.

Sau khi được thành lập, công ty này sẽ trở thành công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nợ xấu, trong đó có việc xử lý các tài sản đảm bảo bằng bất động sản.

Ngoài ra, theo đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đã được phê duyệt, đối với một số khoản vay thế chấp bằng bất động sản, công trình sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Agribank Khánh Hòa sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012

Tuần qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Khánh Hòa tổ chức sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh 6 tháng cuối năm 2012. 


Bài liên quan : <<  Habubank nợ nần đã được khắc phục  >>
                         <<  Habubank nợ nần là sai  >>



Trong sáu tháng đầu năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến không thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng, nhưng bằng sự nổ lực của toàn thể cán bộ, viên chức và sự điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo trên cơ sở bám sát các định hướng, chỉ đạo điều hành từ Trụ sở chính, hoạt động của Agribank Khánh Hòa đã giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Tính đến 30/06/2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.970 tỷ đồng (tăng 14,12% so với đầu năm, hoàn thành 103,09 % kế hoạch được giao);  dư nợ cho vay đạt 3.676 tỷ đồng, tăng 5,29% so với đầu năm, hoàn thành 91% kế hoạch được giao, trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 75% tổng dư nợ. Các hoạt động dịch vụ tiếp tục giữ mức tăng trưởng tốt, tổng số thẻ phát hành trong kỳ đạt 14.317 thẻ, 4.831 khách hàng đăng ký mới dịch vụ Mobile banking, tăng 20% so với đầu năm, các dịch vụ thấu chi tài khoản, bảo an tín dụng có mức tăng trưởng trên 30% so với cùng kỳ… tổng thu dịch vụ đạt 15,771 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ và đạt 44% kế hoạch được giao cả năm.
Trên cơ sở các kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, các đại biểu đã phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại yếu kém cần khắc phục, đồng thời thảo luận các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2012.
Hội nghị đã thống nhất một số chỉ tiêu phấn đấu đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 5.275 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm và dư nợ đạt 3.831 tỷ đồng, tăng 9,7% so với đầu năm, thu dịch vụ đạt 34 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch năm 2012). Chi nhánh tiếp tục phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ như sản phẩm thẻ, Mobile banking, thanh toán hóa đơn, dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ… chú ý tập trung phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng sản phẩm dịch vụ, quan tâm công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao hình ảnh, thương hiệu Agribank thông qua các hoạt động tuyên truyền, tiếp thị, từ thiện xã hội gắn với  các hoạt động chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Agribank. Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch tài chính, đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động, làm nền tảng cho hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Ngân hàng Habubank khắc phục nợ nần thành công