Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Tái cơ cấu ngân hàng: Đám than đang vạc lửa

Sau khi bùng lên mạnh mẽ cuối 2011 đầu 2012, đám than tái cơ cấu ngân hàng đang âm ỉ cháy, chờ đợi một làn gió mới… 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                         <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
Ngày 23/5 vừa qua, trong bài phỏng vấn trên website Ngân hàng Nhà nước, ông Dương Quốc Anh (Chánh thanh tra) tái khẳng định thông điệp quyền lợi của người gửi tiền được đảm bảo trong quá trình tái cơ cấu hệ thống, cụ thể là ở trường hợp sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB).

Đó là thông tin mới nhất về chủ đề này từ cơ quan quản lý. Habubank - SHB cũng là cuộc “hôn nhân” gần nhất được biết đến một cách chính thức trong lộ trình tái cơ cấu hệ thống. Sự nối tiếp hiện chưa thấy. Đâu đó bắt đầu có những tiếng thở dài…

Vẫn đúng tiến độ!

Theo một cách hiểu, có thể khẳng định Ngân hàng Nhà nướcđã lỡ hẹn với kế hoạch dự kiến: trong quý 1/2012 sẽ xử lý khoảng 5 - 8 ngân hàng thuộc diện phải tái cơ cấu.

Đã gần hết quý 2/2012, mới chỉ có thêm một thành viên là Habubank. Dự kiến là dự kiến. Còn thực tế đã và đang có những chuyển động không kém phần nóng bỏng như những vụ sáp nhập, hợp nhất một cách chính thức.

Ngày 26/5, sau hơn một năm đồn đoán, xáo trộn thông tin, đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã cho câu trả lời - kết quả chính thức. Cơ cấu Hội đồng Quản trị đã thay đổi căn bản, 8 thành viên mới mà áp đảo là đến từ hai ngân hàng khác. Bản thân Sacombank đã xong bước quan trọng của quá trình tái cơ cấu bản thân (dù thụ động hay chủ động).

Đáp số tái cơ cấu không hẳn phải cho ra những vụ sáp nhập, hợp nhất, mua - bán lại nào đó, kiểu như một “vụ nổ” gây hiếu kỳ. Theo hướng đó, nhìn lại, có thể thấy một số trường hợp khác cũng đã tự thân tái cơ cấu và cơ bản xong các bước quan trọng. Đơn cử như trường hợp Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank), Ngân hàng Tiên Phong (TienPhongBank)… với sự thay đổi lớn về cơ cấu cổ đông, quản trị và cả chiến lược hoạt động.

Đó là những kết quả rất cụ thể. Và từ tháng 10/2011 (thời điểm Trung ương Đảng ra chủ trương) đến nay, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đi được một quãng đường dài. Ít nhất đã có 7 trường hợp cho kết quả, xét ở các khía cạnh khác nhau.

Ở yêu cầu chung, tại diễn đàn Quốc hội đang diễn ra, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết Ngân hàng Nhà nước đã tập trung triển khai các nội dung và có kết quả bước đầu. Cụ thể, mục tiêu đầu tiên là thanh khoản hệ thống, đã được đảm bảo; các ngân hàng yếu kém đã được khoanh vùng và hiện có 6 trường hợp còn lại đang được giám sát toàn diện.

Có lẽ điều mà nhiều người chờ đợi là những bước đi dồn dập, nhanh gọn, và có thể là cả sự ồn ào. Song, trước một công việc phức tạp và khả năng ảnh hưởng rộng lớn, Ngân hàng Nhà nước có lý do để thận trọng, dĩ nhiên là khác với sự tránh né. Theo đó, những bước đi vừa qua là đúng tiến độ.

Làn gió từ công ty tài chính?

Sau khi bùng lên mạnh mẽ cuối 2011 đầu 2012, sau sự kiện Habubank - SHB, đám than tái cơ cấu ngân hàng đang âm ỉ cháy, chờ đợi một làn gió mới... Giới thạo tin dự tính, làn gió bất ngờ sẽ thổi đến từ nhóm công ty tài chính.

Có một thực tế, suốt thời gian qua các mũi nhọn tái cơ cấu đều hướng về nhóm ngân hàng thương mại, nhóm công ty tài chính như ngoài vùng phủ sóng trong khi nhiều thành viên đang đau đầu với bài toán tồn tại.

Bài toán không mới. Từ năm 2009, với Nghị định 09, Chính phủ đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không đầu tư ngoài ngành, nhất là các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán. Tháng 9/2011, nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ tái khẳng định yêu cầu này, mốc hẹn thoái vốn và tiến tới chấm dứt đầu tư ngoài ngành là trước năm 2015.

Phần lớn trong số 18 công ty tài chính hiện nay là của các tập đoàn, tổng công ty hoặc nắm tỷ lệ sở hữu lớn. Lập, đầu tư vào nhóm này có phải là ngoài ngành hay không vẫn còn ý kiến tranh luận, song yêu cầu thoái vốn là thực tế đang đặt ra. Thoái vốn, công ty tài chính sẽ thêm tự chủ, nhưng vấn đề quan trọng là họ mất đi chỗ dựa đang là gốc rễ của mình. Nếu một phần gốc rễ tài chính có thể thay thế, phần cơ sở khách hàng lại là khoảng trống sống còn không dễ bù đắp.

Tưởng như bài toán tồn tại của công ty tài chính là chuyện nội bộ mỗi tập đoàn, tổng công ty; một sự lung lay nào đó khó ảnh hưởng ở diện rộng. Về lý thuyết của thủa ban đầu loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng này ra đời là vậy. Còn nay, sau quá trình hoạt động, nhiều thành viên đã có quy mô vượt xa phạm vi phục vụ cho riêng hệ thống tập đoàn, tổng công ty chủ quản; thậm chí quy mô tổng tài sản còn ngang ngửa so với nhiều ngân hàng thương mại. Theo đó, sức ảnh hưởng đối với hệ thống tài chính và thị trường nói chung nếu có biến cố là khôn lường.

Trước áp lực bị thoái vốn, gốc rễ có thể lung lay, áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại ngày một khốc liệt càng khiến bài toán tồn tại của một số công ty tài chính thêm nan giải. Và có những tính toán đang đặt ra.

Được biết, đề án hợp nhất giữa một công ty tài chính với một ngân hàng thương mại đang được nghiên cứu xây dựng. Nguồn tin của VnEconomy nói rằng, họ chỉ còn con đường này để tồn tại và phát triển. Nếu được các cơ quan chức năng chấp thuận, đây sẽ là làn gió mới cho quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian ngắn sắp tới.
Ngân hàng Habubank

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét